5 thói quen chinh phục 9.0 IELTS writing

Trong luyện thi IELTS để bạn có thể chinh phục được những điểm số không phải bạn chỉ có ngày đêm rèn luyện mà bên cạnh đó bạn cần có cho mình những kinh nghiệm và thủ thuật khi học cũng như đi thi. Vậy bãn đã bao giờ nghĩ rằng những bạn đạt điêm 8.0 9.0 ngoài học ra thì các bạn ấy hay có thói quen nào nữa? Chắc chắn rồi chính những thói quen trong khi học rất quan trọng nâng điểm số của các bạn đó lên một cách rõ rệt. 
Dưới đây là 5 thói quen mà bạn cần phải biết khi luyện thi IELTS Writing đã giúp Đặng Nhật Minh đạt 9.0 writing.
Thói quen 1: Nghĩ bằng tiếng Anh
Có một bí mật đi ngược lại lời khuyên của bao nhiêu sách vở và thầy cô nhưng đã giúp mình học tốt tiếng Anh và giải quyết được rất nhiều việc trong cuộc sống. Đó là việc mình hầu như chẳng bao giờ suy nghĩ bằng tiếng Anh cả.
Vì sao vậy? Bởi với mình, suy nghĩ là một việc cực kỳ tự nhiên và trong hầu hết trường hợp, cái gì cần chúng ta suy nghĩ thì... thường là những thứ "không phải dạng vừa đâu". Gắn bó với IELTS Writing, có một điều mình có thể chắc chắn - đó là đề thi IELTS Writing thì nhất định "không phải dạng vừa" rồi.
Khi đối diện với một vấn đề, nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ là một phản xạ vô thức. Việc nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ là tự nhiên và dễ dàng nhất mà nhiều khi còn chẳng ra, huống hồ là thứ tiếng còn đang "chẳng ra gì".
Khi từ vựng và ngữ pháp chưa đầy đủ (thậm chí là đầy đủ đi chăng nữa) thì việc “bắt ép” bản thân suy nghĩ bằng tiếng Anh sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới hiệu quả ôn luyện.
- Hệ lụy 1: Mệt và không “fun”: Tay chân mệt mà đầu óc vui vẻ thì cái mệt đó thực ra lại khá nhẹ nhõm; nhưng đầu óc mà mệt thì rất nguy hiểm vì sẽ sinh ra tâm lý chán, mà đã chán thì... thôi, đừng hỏi.
- Hệ lụy 2: Sáng tạo ra những thứ “nhìn vậy mà hổng phải vậy". Đơn giản như thế này, bạn muốn nghĩ bằng tiếng Anh về chủ đề những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nhưng trong đầu bạn chỉ có từng từ đơn lẻ như sex (tình dục) hay diseases (bệnh) thì làm sao bạn vắt óc để tạo ra được cụm từ chuẩn xác là "sexually transmitted diseases".
Khi đó, nhiều khả năng một tình huống đáng sợ sẽ xảy ra khi bạn "sáng tạo" những cách dùng của riêng mình - chỉ bạn hiểu chứ người bản ngữ đọc sẽ chẳng hiểu gì. Bởi vì đó là thứ tiếng Anh bạn sáng tạo ra và nó hoàn toàn không tồn tại trong thực tế.
Thói quen này sẽ khiến bạn ngấm độc với những cái sai và lâm vào tình thế oái oăm: Đọc bài tiếng Anh chuẩn thì giãy đành đạch vì... chẳng hiểu gì, còn viết ra những thứ Tây đọc xong chỉ biết chào thua chứ tuyệt nhiên không thể hiểu và không thể sửa.
Vậy nhé, suy nghĩ là việc hệ trọng của đời người và nó luôn cần sự tỉnh táo, tập trung và sáng suốt. Vì thế, hãy cứ dùng bất cứ loại ngôn ngữ nào bạn thích và giúp bạn suy nghĩ sáng suốt, đừng “bắt ép” bản thân phải dùng tiếng Anh.
Thói quen 2: Viết ngắn
Cho đến tận 2 tuần trước khi đi thi, mình vẫn hoàn toàn không viết bài luận hoàn chỉnh. Đơn giản bởi vì mình thấy việc đó không thú vị mà một việc bản thân mình không hào hứng làm thì chắc sẽ không hiệu quả (ít nhất là với mình).
Vậy thì viết cái gì đây? Đơn vị viết của mình chỉ là câu và ý mà thôi.
Nhưng chính việc viết ngắn lại giúp mình ôn thi rất hiệu quả vì việc này rất nhẹ nhàng. Viết ngắn giúp cho mình tập trung nhiều hơn cho cả 3 yếu tố: nội dung, từ vựng và ngữ pháp.
Khi ý hay, từ đắt và ngữ pháp chuẩn, tự nhiên bạn sẽ cảm thấy rất...sướng. Vì khác với bad writing, good writing là bằng chứng của tư duy tốt, khả năng nghiên cứu và khả năng huy động từ vựng/ngữ pháp đắt giá để diễn đạt chính xác nội dung.
Thói quen 3: “Săn lùng – Tích lũy – Bắt chước” chứ tuyệt nhiên không dịch
Săn lùng là đọc thật nhiều để tìm bằng được cách nói "chuẩn Anh" cho những điều mình hay nói trong tiếng Việt, chứ không phải là sáng tạo ra thứ tiếng Anh mà Tây đọc chẳng hiểu gì.
Tích lũy là đưa chúng vào những hệ thống lưu trữ riêng của mình để chúng thực sự đi vào đầu bằng cả âm thanh và hình ảnh một cách bền vững để mình nói chuẩn và viết chuẩn.
Bắc chước là “làm y hệt” theo khuôn mẫu sẵn có, chỉ thêm bớt chút thôi để vừa ngấm từ vựng/ngữ pháp chuẩn lại vừa tránh mắc lỗi vặt.
Chính sự chăm chỉ ôn luyện kỹ năng Nghe và Đọc đã khiến mình săn lùng và xây dựng được một kho từ vựng đủ dùng để cần là chiến mà không phải đau đớn “rặn” ra như cách nhiều bạn hay nói.
Mới hôm qua thôi, cuốn sách mình đang đọc cũng đã cho mình một loạt những cách diễn đạt tuyệt hay mà giống " hệt" tiếng Việt. Bạn thử xem nhé....
- The animals’ blood boiled with rage when they... (máu sôi lên vì giận dữ).
- Starvation stared them in their face. (Đói là mối họa “nhỡn” tiền rồi).
- No sentimentality, comrade... War is war. (Chiến tranh là chiến tranh. Hỡi các đồng chí, đừng có... ủy mị như thế).
- Grit your teeth and bear it. (Hãy cắn răng chịu đựng).
Thói quen 4: 1st draft - Viết nhanh
Mình có một kỹ thuật cực kỳ lợi hại cho Writing, đó là kỹ thuật viết... cho xong. Khi viết, ưu tiên số 1 của mình là viết xong. Bí từ tiếng Anh thì mình dùng tạm tiếng Việt, không có từ ưng ý nhất thì mình dùng từ ưng ý nhì, miễn là phải nhanh và... phải xong. Khi viết xong bản này, mình gọi nó là 1st draft.
Bạn đừng bao giờ vặn vẹo và chau chuốt với 1st draft, vì nếu làm như vậy, sự tập trung sẽ bị phân tán thay vì được dành trọn vẹn cho dòng chảy của ý nghĩ.
Đó là chưa kể đến việc sự tập trung của bạn vào việc chau chuốt từ ngữ chưa chắc đã mang lại kết quả, thế mới xảy ra tình trạng viết mãi không xong, "rặn" mãi không ra một câu. Vì sao ư? Vì mạch nghĩ bị đứt rồi còn đâu.
Ồ, đó là 1st draft – vậy final draft thì sao?
Thói quen 5: Final draft - Đọc lại, đọc lại nữa, đọc lại mãi
Với mình, đọc lại và đọc lại là điều then chốt để viết tốt. Chính vì vậy, mình luôn cảm thấy “hoảng hốt” vì nạn sai chính tả khi đọc emails, tin nhắn hay bình luận mà các bạn sắp thi IELTS gửi đến cho mình. Điều đáng nói là các nội dung này hầu hết đều bằng tiếng Việt. Khi bài viết tiếng Việt của bạn còn tan nát như vậy, đừng hỏi tại sao điểm IELTS Writing lại chưa cao.
Khi đọc lại và chữa bài, mình áp dụng quy tắc 1-3. Quy tắc này được hiểu như sau: Thời gian “đọc lại và sửa bài” (proofreading) của mình kéo dài gấp 3 thời gian viết. Khi thực hiện proofreading, mình mở sẵn 3 trang web gồm từ điển trực tuyến Cambridge, ozdic.com và google.co.uk (tất cả đều miễn phí) để tiện tra cứu.
- Mình dùng từ điển Cambridge (cambridge.dictionary.org) để xem các ví dụ dễ hiểu với mục tiêu áp dụng kỹ thuật bắt chước nói trên.
- Mình dùng ozdic.com để tìm những collocations (cách kết hợp từ) trúng nhất và đắt nhất.
- Mình dùng google.co.uk để kiểm tra xem những cụm từ và cách diễn đạt có “xịn” hay không (tức là người Anh "xịn" họ có dùng như vậy không?).
Việc đi chậm như một con rùa lúc sửa bài khiến mình thực sự ngấm được kỹ thuật bắt chước, qua đó bắt chước nhanh hơn, tìm kiếm hiệu quả hơn. Quy tắc 1-3 này có thể được lượng hóa như sau:
- Thời gian viết bài = 1 thì thời gian sửa bài = 3.
- Vốn từ vựng và ngữ pháp trước khi sửa bài = 1 thì vốn liếng này sau khi sửa bài = 3

Từ khoá tìm kiếm nhiều về IELTS fighter:

IELTS fighter tài liệu
IELTS fighter lộ trình
IELTS fighter lịch khai giảng
IELTS fighter địa chỉ
0 Komentar untuk "5 thói quen chinh phục 9.0 IELTS writing"

Back To Top