Các bạn đều biết IELTS là một bài kiểm tra tiếng Anh. Nhưng thực
ra IELTS không phải là một bài kiểm tra kiến thức tiếng Anh, mà là khả năng sử
dụng tiếng Anh trong giao tiếp.
Xem thêm bài viết:
Đáng buồn thay, từ nhỏ chúng ta đã quá quen với
cách học nặng về lý thuyết, vì vậy dần dần chúng ta phát triển một lối tư duy
chỉ luôn nhìn vào lý thuyết mà quên đi khía cạnh thực tế. Điều này đã phần nào
lý giải vì sao nhiều bạn ngày xưa kiểm tra tiếng Anh trong trường cũng 6, 7, 8
điểm đều đều, nhưng khi viết bài IELTS lại sai những lỗi quá ư là “bó tay”,
chẳng hạn như “it seem to me that”, “this company have many employees” hoặc
“these subjects is very useful”. Cụ thể, lối tư duy nặng lý thuyết ảnh hưởng
đến khả năng sử dụng tiếng Anh của bạn như thế nào?
Ở khía cạnh ngữ pháp, chúng ta đã học quá nhiều những thứ hỉ nộ
ái ố thời phổ thông như là quá khứ hoàn thành, quá khứ hoàn thành tiếp diễn,
đảo ngữ, rồi gì gì đó mình cũng chẳng nhớ nữa. Đến bây giờ khi viết bài IELTS,
chúng ta cứ nghĩ là phải dùng những thứ kinh khủng khiếp như vậy thì mới có thể
đạt điểm cao. Chúng ta quên mất là mục đích lớn nhất của writing chỉ là để
truyền tải thông tin, vì vậy công dụng của những cấu trúc ngữ pháp chỉ là hỗ
trợ việc truyền tải thông tin, chứ ko phải để “hù” người đọc, làm họ thấy vốn
ngữ pháp của chúng ta rộng quá mà cho chúng ta điểm cao. Trên thực tế, người
nước ngoài khi giao tiếp cũng chỉ dùng những thứ cực kì đơn giản như là các cấu
trúc and, so, but, because, if, relative clauses. Và đó cũng chính là thứ mà
IELTS muốn nhìn thấy ở bạn. Về phần lỗi ngữ pháp, các bạn cũng mắc sai lầm rất nghiêm
trọng. Nếu như căn phòng của bạn có cánh cửa bị hư, sơn trên tường thì bị tróc
hết, còn tấm màn cửa sổ thì bị thủng 1 lỗ nhỏ, thì khi sửa căn phòng đó, bạn sẽ
sửa gì trước tiên? Liệu bạn có sửa tấm màn trước tiên hay không, khi mà vấn đề
của nó chỉ là 1 cái lỗ nhỏ? Chuyện lỗi ngữ pháp cũng vậy. Thứ bạn cần sửa phải
là những lỗi lớn, những lỗi mà mình nêu ở đoạn trước. Đằng này các bạn lại quá
sai lầm khi chăm chăm nhìn vào những thứ quá sức là không đáng bận tâm, như là
“chỗ này nên dùng hiện tại hoàn thành hay hiện tại hoàn thành tiếp diễn hay quá
khứ hoàn thành?”. Thực tế giám khảo không bao giờ ngồi nhìn vào từng thì ngữ
pháp mà bạn dùng rồi phân tích “hành động này xảy ra ở 1 thời điểm trong quá
khứ nhưng bị cắt ngang bởi 1 hành động khác và hành động đó tuy đã ngừng ở quá
khứ nhưng kết quả vẫn còn tới hiện tại blah blah blah” đâu. Thứ mà họ nhìn là
tổng thể, là chuyện liệu nội dung mà bạn đang truyền tải có thể hiểu dễ dàng
được hay không. Họ thậm chí còn không đếm số lỗi ngữ pháp của bạn, mà họ đếm số
câu không mắc lỗi.
Ở khía cạnh phát âm, chúng ta đã quá quen với cách học nhìn vào
1 từ nào đó, rồi xem phiên âm của nó, xem nó là âm a hay âm ơ hay âm e hay âm
gì. Rồi chúng ta được dạy là để đọc âm này, chúng ta phải uốn lưỡi thế này,
phải cong môi thế nọ, phải đá lưỡi thế kia. Những phiên âm đó quả thật là không
sai, nhưng nó chỉ phù hợp với góc độ nghiên cứu ngôn ngữ Anh thôi, hay nói cách
khác nó chỉ là lý thuyết chứ không phải thực tế. Trên thực tế, chúng ta chỉ cần
cố gắng học ngoại ngữ như cách mà người bản ngữ học cái ngôn ngữ đó. Và cách đó
đơn giản chỉ là nghe và bắt chước theo (giống cách mà chúng ta học tiếng Việt
khi còn nhỏ). Thêm nữa, khi giao tiếp ngoài đời thực, sẽ không ai để ý đến
những điều như là bạn đã uốn lưỡi đúng chưa, hay đã cong môi chuẩn chưa. Thứ mà
họ quan tâm chỉ là liệu bạn đã phát âm rõ chưa, đủ cho họ hiểu dễ dàng hay
chưa.
Vậy cho nên cách chúng ta được dạy tiếng Anh từ trước đến giờ là
không sai, nhưng nó không thực tế. Chúng ta đã quá quen thuộc với các bài tập
tìm âm khác nhau, hay các bài tập đánh dấu trọng âm, nên là giờ đây khi gặp các
từ tiếng Anh chúng ta luôn soi xét thật kĩ xem từ đó phát âm là a hay e hay là
ae. Dần dần chúng ta không nhận ra là khi soi xét lý thuyết quá kĩ như vậy thì
chúng ta không thể áp dụng được những điều đó vào thực tế, vào việc giao tiếp.
0 Komentar untuk "Luyện thi IELTS Lý Thuyết Và Thực Tế"